Khí huyết là căn nguyên, cội nguồn của sức khỏe con người. Vì khí có nghĩa là năng lượng vận hành và luân chuyển bên trong cơ thể. Khí được tạo ra giúp tạng phủ hoạt động, vận hành huyết dịch không ngừng trong kinh mạch, bên trong nuôi dưỡng tạng phủ, bên ngoài nuôi dưỡng bì mao, cân cốt… Huyết là máu, giúp tuần hoàn dinh dưỡng toàn thân. Bởi vì huyết có tác dụng dinh dưỡng cho nên huyết mạch đầy đủ, điều hòa, tuần hoàn tốt cơ thể mới hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Khi khí huyết suy yếu thì sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi khí hư suy khiến công năng tạng phụ trong cơ thể giảm sút, nguyên khí không đủ dẫn đến thể trạng suy yếu, huyết dịch không đầy đủ, hình thể mất sự nuôi dưỡng sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể toàn thân.
Trong Đông y, nếu xét về âm dương thì huyết thuộc âm và khí thuộc dương. Huyết do khí mà sinh, theo khí mà đi, nhưng khí cần dựa vào huyết mới có thể phát huy tác dụng vận động sinh hóa, tương trợ lẫn nhau. Nếu khí huyết bị trục trặc, âm dương mất điều hòa sẽ dẫn đến trục trặc các chức năng trong cơ thể, lâu dần sẽ sinh ra bệnh tật. Khi khí huyết hư suy sẽ có một số biểu hiện rất dễ nhận biết. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cần bồi bổ khí huyết để cân bằng lại.
Thiếu máu trong Đông y còn gọi là huyết hư, do sự suy giảm chức năng của 3 tạng Tâm, Can và Tỳ. Theo Đông y, điều trị thiếu máu chủ yếu tập trong vào việc bồi bổ chức năng của tạng bị suy giảm. 14 bài thuốc bổ máu Đông y dưới đây sẽ giúp điều trị bệnh thiếu máu một cách hiệu quả.
Phân loại và cách điều trị các thể của thiếu máu
Thiếu máu Thể khí huyết lưỡng hư
Triệu chứng:
- Sắc mặt xanh nhợt hay úa vàng
- Hoa mắt, chóng mặt, váng đầu
- Hồi hộp đánh trống ngực
- Tiếng thở ngắn, gấp khi vận động nhiều
- Móng tay móng chân nhợt, mạch tế nhược
- Phụ nữ kinh nguyệt ít, sắc kinh nhợt, thậm chí bế kinh
Pháp điều trị: Bổ khí ích huyết.
Bài 1: Bổ dương ngũ hoàn hàng: Hoàng kỳ (sống) 120g; Đương quy vĩ 8g; Xích thược 6g; Địa long 4g; Xuyên khung 4g; Đào nhân 4g; Hồng hoa 4g. Bài thuốc được sắc uống ngày 1 thang với công năng bổ khí, hoạt huyết, thông lạc, chủ trị các chứng: Bán thân bất toại, méo mồm, lệch mắt, nói khó, chảy dãi, đái nhiều hoặc đái dầm, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 16g, cao ban long 12g, bạch thược 12g, a giao 8g, đương quy 12g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 6g, mộc hương 6g, viễn chí 8g, táo nhân 8g, long nhãn 12g, phục linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, đại táo 12g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 4: Bát trân thang: đương quy (tẩm rượu sao) 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, xuyên khung 6 – 8g, đại táo 2 – 3 quả, đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 12g, thục địa 12g, cam thảo 2- 4g, sinh khương 2 – 3 lát. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 5: Đương quy bổ huyết thang: đương quy 8g, hoàng kỳ 40g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 6: Nhân sâm dưỡng vinh thang: dùng trong trường hợp huyết hư kèm theo khí hư: nhân sâm 16g, hoàng kỳ 16g, thục địa 16g, phục linh 12g, bạch truật 8g, đương quy 10g, quế tâm 6g, ngũ vị tử 10g, viễn chí 8g, sinh khương 5g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, trần bì 6g, đại táo 12g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 7: Hà thủ ô 100g, đinh lăng 100g, thục địa 100g, hoàng tinh 100g, tam thất 20g. Tất cả tán mịn, uống mỗi ngày 100g.
Thiếu máu Thể can thận âm hư
Triệu chứng:
- Tức ngực
- Hoa mắt chóng mặt, ù tai
- Đôi khi trong người có cảm giác nóng, khó chịu, miệng khô
- Có thể thấy chảy máu chân răng, hay có chấm xuất huyết dưới da.
- Toàn thân thường đau lưng, mỏi gối
- Lòng bàn tay, bàn chân nóng
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng
- Mạch tế sác
Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận
Bài 1: Hà thủ ô 20g, ba kích 20g, thục địa 40g, sơn thù 12g, thỏ ty tử 20g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 20g, thiên môn 20g, nhục thung dung 20g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Trâu cổ, đỗ đen sao đường trắng, nấu thành cao. Mỗi ngày uống lượng cao tương đương với 20 – 40g trâu cổ.
Bài 3: Lục vị địa hoàng thang gia giảm: thục địa 15g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đan bì 8g, cỏ nhọ nồi 16g, mai ba ba 12g, ngẫu tiết 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Thiếu máu Thể tỳ thận dương hư
Triệu chứng:
Sắc mặt trắng nhợt
Mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, ù tai
Lưng gối đau mỏi
Sợ lạnh, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi liên tục
Mạch tế nhược
Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ thận
Bài 1: Hà thủ ô 20g, hoàng tinh 20g, thỏ ty tử 20g, phá cố chỉ 20g, phục linh 12g. Cùng với đẳng sâm 20g, đương quy 12g, lộc giác giao 20g, lộc nhung 4g, đại táo 12g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Bát trân thang gia thêm: hoàng kỳ 12g, hà thủ ô 6g, ba kích 12g, cao ban long 20g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.
Trường hợp mắc chứng thiếu máu nhẹ, có biểu hiện: da xanh, niêm mạc nhợt, ngủ ít, kèm theo triệu chứng thiếu sắt gây chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt, mạch hư, tế đới sác vô lực… Người bệnh dùng một trong các bài:
Bài 1: Rau má 20g, cỏ nhọ nồi 20g, đẳng sâm 20g, huyết dụ 20g, hoài sơn 30g, hoàng tinh 20g, mạch nha 20g, gừng 4g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc làm viên uống, mỗi ngày 20g.
Bài 2: Hà thủ ô 20g, thục địa 12g, củ mài 20g, hạt sen 12g, ngải cứu 20g, táo nhân 12g, ích mẫu 20g, đẳng sâm 12g. Sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc tán thành bột, vo viên, mỗi ngày uống 20 – 40g.
Bài 3: Tam thất sao khô, tán bột. Mỗi ngày dùng 4g bằng cách uống với rượu hoặc hấp cách thủy cùng với gà, phủ tạng động vật.
Lưu ý khi sử dụng:
Khi sử dụng thuốc y học cổ truyền, bạn phải hết sức thận trọng nếu không sẽ tự đánh mất cơ hội chữa bệnh. Do đó, khi điều trị thiếu máu bằng Đông y, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Thăm khám tại các bệnh viện y học cổ truyền, cơ sở y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền có uy tín, đáng tin cậy, có giấy phép hành nghề của các cơ quan có thẩm quyền.
Không tùy tiện sử dụng thuốc bổ Đông y khi không có chỉ định. Không dùng thuốc quá liều lượng chỉ định của thầy thuốc và kéo dài ngày dùng.
Tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng và quy trình điều trị.
Không dùng kết hợp quá nhiều loại thuốc bổ máu, trong đó có cả thuốc Tây y và Đông y. Sử dụng thuốc không phù hợp sẽ dẫn đến tương tác thuốc và sản sinh những chất có hại cho cơ thể.
Một số vị thuốc Đông y bổ máu và bài thuốc bổ máu cho bà bầu đơn giản theo kinh nghiệm dân gian có thể tự dùng, nhưng tốt nhất vẫn nên có sự tư vấn đầy đủ của thầy thuốc. Khi sử dụng, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải ngừng thuốc ngay lập tức và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời.
Để được chuyên gia tư vấn cụ thể với từng bệnh nhân, vui lòng liên hệ hotline (miễn cước) 1800 1190
Ý kiến của bạn