- Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge – Họ: Đậu (Fabaceae)
- Bộ phận dùng
Rễ đã phơi hay sây khô của cây hoàng kỳ
-Hoàng kỳ sống: Loại bỏ tạp chất, phân loại to, nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô.
-Hoàng kỳ tẩm mật sao: Hoàng kỳ đã thái phiến, lấy mật ong, hòa với ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa cho vàng, khi sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. Cứ 10 kg Hoàng kỳ dùng 2,5 kg đến 3,0 kg mật ong.
- Tác dụng dược lý
Trên hệ thống tuần hoàn:
Hoàng kỳ có tác dụng tăng sự co bóp của tim bình thường. Đối với tim bị trúng độc hay do mệt mỏi mà suy kiệt thì tác dụng lại càng rõ rệt. Hoàng kỳ còn có tác dụng làm giãn mạch, kết quả của sự giãn mạch ngoại vi dẫn đến việc làm cho máu tới nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, cũng do giãn mạch ngoại vi, huyết áp hạ thấp, do mạch tim và mạch thận giãn nở nên cũng ảnh hường làm thông tiểu tiện.
Hoàng kỳ có tác dụng tăng sức đề kháng của mao mạch, do đó có thể đề phòng hiện tượng thẩm thấu của mao mạch, tăng mạnh cho Clorofoc histamin tạo nên. Hoàng kỳ còn dùng chữa bệnh mao mạch dễ bị vỡ (dòn) do bị chiếu quang tuyến X quá độ.
Tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp:
Hoàng kỳ làm dãn mạch, làm cho máu tới các cơ quan nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời làm huyết áp giảm. Do giãn mạch tim và mạch thận, nên máu qua thận nhiều hơn dẫn đến tác dụng lợi tiểu.
Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ sự giãn thành mạch và hiện tượng thẩm thấu huyết tương qua mao mạch. Hoàng kỳ còn bảo vệ chống lại sự vỡ hoặc giãn mao mạch do chiếu tia X
Hoàng kỳ không ảnh hưởng đến đường huyết
Tác dụng kháng khuẩn:
Hoàng kỳ có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lỵ Shigella, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, tụ cầu vàng.
- Tính vị, công năng
Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc.
- Công dụng
Hoàng kỳ được dùng sống để chữa bệnh đái tháo đường, đái đục, đái buốt, phù thũng, viêm thận mạn tính, albumin niệu, lở loét, phong thấp, đau xương. Dạng tẩm mật sao chữa suy nhược lâu ngày, ra mồ hôi nhiều.
Nguồn từ: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN tập I (Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật HN)
Ý kiến của bạn