Những công dụng quý từ thảo dược Hồng hoa

54 views

Cây hồng hoa là một loại dược liệu từ lâu đã xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc về khí huyết. Hồng hoa có tác dụng rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh…Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về thảo dược này!

1.Tên khoa học: Carthamus tinctorius L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

2. Bộ phận dùng: Hoa thu hái khi cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ, để nơi râm mát, thoáng gió, hoặc phơi nắng nhẹ đến khô.

3.Tác dụng dược lý

-Hồng hoa có những tác dụng dược lý như sau:

+Kích thích trong thời gian dài tử cung cô lập và tử cung nguyên vẹn của các loài động vật như chuột nhắt, chuột lang, thỏ, mèo và chó. Kích thích co bóp cả tử cung bình thường và tử cung có chửa. Tác dụng kích thích trong thời gian ngắn hơn ruột của những loài động vật đó.

+Gây hạ huyết áp trong thời gian dài ở mèo và chó, làm tăng co bóp tim và gây co mạch thận.

+Gây co cơ trơn phế quản chuột lang.

+Thuốc mỡ pha chế vối cao hồng hoa thẩm thấu qua da vào mạch máu và có tác dụng chống viêm.

+Ức chế sự phát triển các nguyên bào.

-Một chế phẩm thuốc gồm 3 vị hồng hoa (40%), qua lâu nhân (40%) và cam thảo (20%) đã được áp dụng trên thỏ đã gây thoái hóa cơ tim thực nghiệm do tiêm adrenalin theophylin. Ở những thỏ được điều trị, thuốc đã có tác dụng cải thiện rõ rệt hình ảnh điện tâm đồ, mức độ thoái hóa cơ tim giảm rõ rệt trong xét nghiệm đại thể và vi thể.

-Thuốc có tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm cấp tính với dextran và histamin, và không có tác dụng rõ rệt trên mô hình gây viêm mạn tính. Kết quả định lượng acid ascorbic ở thượng thận chuột cho thấy thuốc không có tác dụng trên sự tổng hợp nội tiết tố steroid vỏ thượng thận.

Hồng hoa có tác dụng giảm miễn dịch thể hiện trên khả năng nâng cao tỷ lệ sống của chuột lang trong thí nghiệm gây choáng phản vệ.

-Hồng hoa còn có tác dụng giảm mức cholesterol máu và không ảnh hưởng rõ rệt đến mức beta/alpha lipoprotein và mức lipid toàn phần trong máu chuột cống trắng đã được gây tăng thực nghiệm mức lipid máu. Cao chiết với nước nóng của hồng hoa có tác dụng ức chế hoạt tính men phosphođiesterase của tim bò.

-Hồng hoa làm tăng nhanh quá trình tái tạo gan do cải tạo tuần hoàn gan. Hỗn hợp polysaccharid của hồng hoa có tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu. Những polysaccharid có trọng lượng phân tử cao và có cấu trúc phức tạp có tính chất hút anion đễ gắn vối màng những tế bào có khả năng miễn dịch nhiều hơn so với các glycan đơn giản. Những chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống miễn dịch tế bào là những thành phần bạch cầu đơn nhân của hệ thống thực bào như các đại thực bào và các bạch cầu hạt.

-Chúng tác dụng thứ yếu đến các tế bào limphô. Vì trong một số trường hợp, các chất kích thích miễn dịch có thể kích thích các tế bào ức chế T và do đó, làm giảm sự đề kháng miễn dịch, nên những từ “điều hòa miễn dịch” hoặc “điều chỉnh miễn dịch” có vẻ thích hợp hơn.

-Nhiều công trình nghiên cứu cơ bản đã chứng minh nguyên lý điều trị của y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng hồng hoa để tăng cường tuần hoàn máu và chữa chứng ứ máu có mối tương quan với các bệnh theo chẩn đoán tây y là viêm nghẽn mạch máu, nghẽn mạch não. Chế phẩm thuốc viên làm từ cao tinh chế của 5 dược liệu là hồng hoa, đan sâm, mẫu đơn, giáng hương (Dalbergia odorífera) và thân rễ xuyên khung đã được điều trị trên 122 bệnh nhân đau thắt ngực do bệnh mạch vành tim, có so sánh với placebo. Tỷ lệ có hiệu lực chống đau thắt là 80,4% (nhóm bệnh nhân dùng thuốc) và 16,1% (nhóm placebo).

-Những nghiên cứu lâm sàng cũng chứng minh chế phẩm thuốc tiêm bào chế từ các dược liệu trên có thể có tác dụng làm giảm lượng beta – thrombo – globulin (beta – TG) trong huyết tương bệnh nhân tim mạch có tuổi. Beta – TG là một protein đặc hiệu của tiểu cầu được giải phóng từ những hạt alpha trong quá trình hoạt hóa các tiểu cầu.

-Đo nồng độ beta – TG bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ ở 50 người khỏe và 49 bệnh nhân tim mạch. Đã áp dụng thuốc tiêm có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu trên để chữa chứng ứ máu ở bệnh nhân có tuổi và quan sát tác dụng trên beta – TG huyết tương. Những kết quả cho thấy nồng độ beta – TG huyết tương giảm từ 57,19 mg/ml xuống 49 mg/ml sau khi tiêm truyền thuốc tĩnh mạch, còn placebo không có tác dụng.

4.Tính vị công năng

Hồng hoa có vị cay, tính ấm, Vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng thông kinh, phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết (Tùy theo có tẩm rượu hay không)

5.Công dụng

Hồng hoa được dùng chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Có khi dùng uống cho ra thai đã chết trong bụng. Dược liệu còn có tác dụng giảm nhiệt, ra mồ hôi, và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày. Mỗi ngày 3 – 8g sắc hoặc ngâm rượu uống. Thường phối hợp vói các vị thuốc khác. Còn dùng làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ và để nhuộm thức ăn, không độc. Phụ nữ có thai không nên dùng.

Hồng hoa được dùng trong y học Trung Quốc để điều trị mất kinh, khí hư, viêm tử cung mạn tính và viêm buồng trứng. Nó cũng được dùng điều trị viêm phổi và viêm dạ dày. Liều dùng một lần 3 – 8g dạng thuốc ngâm rượu. Dầu ép từ quả được dùng xoa ngoài da chữa thấp khớp.

-Ở Ấn Độ, hồng hoa được coi là thuốc an thần và điều kinh. Nó được dùng để điều trị sởi, bệnh tinh hồng nhiệt và các bệnh ngoại ban khác. Hạt được dùng làm thuốc lợi tiểu và bổ. Dầu đun nóng dùng chữa đau nhức và thấp khớp.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn