Những công dụng tuyệt vời từ Đinh lăng ít tai ngờ tới

35 views

Đinh lăng vốn không còn là loại cây xa lạ tại các vùng quê Việt Nam. Chúng ta thường bắt gặp rất nhiều nhà trồng cây Đinh lăng để làm cảnh hoặc dùng lá cây Đinh lăng để ăn kèm với một số món ăn. Nhưng rất ít người biết được cây Đinh lăng có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

  1. Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms hay Tieghemopanax fruticosus Vig.

Họ: Nhân sâm (Araliaceae)

  1. Bộ phận dùng

Rễ củ thu hái vào mùa thu, lúc này rễ mềm, nhiều hoạt chất, rửa sạch. Rễ nhỏ đế nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ mỏng, phơi khô ở chổ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%. Sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm.

  1. Tác dụng dược lý

-Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng:

+Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.

+Đinh lăng tác dụng trực tiếp trên cơ tim cô lập (theo phương pháp Straub) với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa, tiến tới tim ngừng đập.

+Tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: Huyết áp nhất thời hạ xuống.

+Trên tử cung tại chỗ: tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ.

+Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp trên 5 lần so với bình

+Liều độc: Đinh lăng ít độc, so với nhân sâm còn ít độc hơn.

+Làm tăng sức đề kháng đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì Eleutherococcus của Liên Xô cũ, đương qui, ba kích. Tác dụng này có thể là do tính chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.

+Tác dụng an thần và ít độc

– Đinh lăng đã được nghiên cưới tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong thí nghiệm gây mẫn cảm chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Sau đó 4 ngày, mổ tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào tạo mảng dung huyết và thấy đinh lăng thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch mạnh. Đã thử tác dụng chống trầm uất theo nghiệm pháp “trạng thái thất vọng” và thấy đinh lăng có tác dụng giảm “trạng thái thất vọng”, chống trầm uất. Trong thí nghiệm trên động vật được uống đinh lăng cũng như trong thí nghiệm in vitro, ủ tổ chức não hoặc gan với dịch chiết đinh lăng và sau đó định lượng hoạt độ men MAO, thấy đinh lăng có tác dụng ức chết mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. Đinh lăng còn có tác dụng giảm chứng tăng cholesterol trong máu gây theo cơ chế nội sinh bằng Tween 80.

– Dịch chiết đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và thấy K+ Na+ ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối với ATPase dạng hoà tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào. Sự kích thích hoạt tính men của dịch chiết đinh lăng có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của aminazin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích sinh dục ở động vật già và kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững.

  1. Tính vị, công năng

Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Dược liệu có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.

  1. Công dụng

– Tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người, đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn uống Đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.

– Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.

– Rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bộ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn