Những nghiên cứu khoa học về bài thuốc “Bổ dương ngũ hoàn thang”

205 views

Bổ dương ngũ hoàn thang là bài thuốc cổ có xuất xứ từ sách Y Lâm Cải Thác của Vương Thanh Nhiệm (1768-1831) – một lương y đời nhà Thanh, Trung Quốc với công dụng nổi bật nhất di chứng tai biến mạch máu não. Tại Việt Nam, bài thuốc đã được nhiều bệnh viện áp dụng vào chữa trị cho người bệnh và thu được hiệu quả khả quan.

Bài thuốc Bổ dương ngũ hoàn thang

Bổ dương ngũ hoàn thang là bài thuốc như thế nào?

Bài thuốc gồm 7 dược liệu là: Hoàng kỳ (sống) 120g; Đương quy vĩ 8g; Xích thược 6g; Địa long 4g; Xuyên khung 4g; Đào nhân 4g; Hồng hoa 4g. Trong đó Hoàng kỹ đóng vai trò chủ vị, với liều cao để bổ khí của tỳ vị, làm cho khí vượng, thúc đẩy huyết hành khứ ứ mà không làm hại đến chính khí. Quy vĩ để hoạt huyết, khứ ứ song không làm hại huyết. Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược giúp Quy vĩ hoạt huyết, khứ ứ. Địa long để thông kinh hoạt lạc. Phương thuốc này phù hợp với chứng bán thân bất toại có chính khí hư làm huyết mạch không thông lợi.

Bài thuốc được sắc uống ngày 1 thang với công năng bổ khí, hoạt huyết, thông lạc, chủ trị các chứng: Bán thân bất toại, méo mồm, lệch mắt, nói khó, chảy dãi, đái nhiều hoặc đái dầm, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.

Ngày nay bài thuốc được dùng điều trị các bệnh mạch máu não, liệt thần kinh mặt, di chứng bệnh bại liệt, di chứng sau chấn thương não, đau dây thần kinh toạ, viêm dây thần kinh, phế khí thũng.

Những nghiên cứu khoa học về bài thuốc Bổ dương ngũ hoàn thang

Bài thuốc Bổ dương ngũ hoàn thang được chứng minh có tác dụng: Bổ khí hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu, làm tan huyết khối, ức chế sự hình thành cục máu đông, giãn mạch, chống co thắt cơ trơn, hạ thấp độ nhớt của máu, hạ huyết áp (HA), hạ lipid, cường tim, kháng viêm, tăng cường chức năng miễn dịch, xúc tiến hồi phục tổn thương thần kinh… Dùng cho các trường hợp thiểu năng tuần hoàn máu, nhồi máu não, bán thân bất toại, mồm miệng và mắt méo lệch, không nói được, miệng sùi bọt mép, bí đại tiểu tiện.

  1. Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp của bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang tại Viện Y học cổ truyền Quân đội

Nghiên cứu tại viện QĐ

Từ năm 1975, Viện Y học cổ truyền Quân đội (YHCTQĐ) đã áp dụng bài thuốc để điều trị phục hồi chức năng cho các BN sau đột quỵ do tắc mạch cấp có hiệu quả.

Hiện nay, bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ, ngoài việc dùng phòng trị các bệnh lý mạch máu não (thiểu năng tuần hoàn não, nghẽn mạch và xuất huyết não gây liệt nửa người, đau đầu do rối loạn vận mạch, di chứng trúng phong, hội chứng tiền đình…), còn được vận dụng chữa nhiều loại bệnh khác cũng có kết quả như: viêm tủy sống cấp, bệnh nhược cơ tiến triển, tiểu đường, nhồi máu cơ tim cấp, viêm thận mạn, bệnh raynaud (tê cóng và đổi sắc ở ngón tay, ngón chân, phát triển sau khi bị lạnh làm co nhiều động mạch nhỏ và ứ máu tĩnh mạch)…

Nghiên cứu tác dụng điều trị của bài thuốc “bổ dương hoàn ngũ thang” trên các bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) sau giai đoạn cấp tại viện Y Học Cổ Truyền Quân đội (YHCTQĐ) từ 2/2008 đến 10/2009.

Kết luận: Bổ dương ngũ hoàn thang có tác dụng điều trị rõ rệt:

  • Số bệnh nhân không rối loạn ý thức tăng lên đến 54,9% so với trước đó
  • 58,1% bệnh nhân sau điều trị cải thiện được 2 độ mức độ liệt (theo thang điểm Henry)
  • Khả năng sinh hoạt độc lập, không phụ thuộc vào người khác & làm chủ được hành vi, cử động toàn thân của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt (thể hiện qua điểm Barthel & thang điểm Orgogozo, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001) so với trước điều trị.)
  • Sau 30 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu não được đánh giá khỏi là 16,1%, đỡ nhiều tổng thể các chức năng lên tới 67,7%

2. Nghiên cứu “Kết quả phục hồi vận động của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu và thuốc Bổ dương ngũ hoàn thang trên bệnh nhân tai biến mạch máu não đến trễ sau 3 tháng” năm 2019 của tác giả Nguyễn Văn Tùng và Phan Quan Chí Hiếu.

Nghiên cứu phục hồi vận động của bài thuốc

Mục đích nghiên cứu:

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất chức năng kéo dài ở người trưởng thành trên thế giới. Y học cổ truyền đã được chứng minh có thể mang lại những đóng góp tích cực trong phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ. Từ 2003 đến nay, phương pháp Châm cứu cải tiến (CCCT) đã được nghiên cứu và áp dụng trong phục hồi vận động sau đột quỵ. Tuy nhiên các nghiên cứu phần lớn thực hiện trên những bệnh nhân đến sớm. Trong khi nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rằng: bệnh nhân có thời gian bị tai biến trước điều trị càng lâu thì khả năng phục hồi di chứng vận động càng kém, quá trình phục hồi chủ yếu chỉ xảy ra trong vòng 3 tháng đầu, sau thời gian này khả năng phục hồi không đáng kể. Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát hiệu quả phục hồi vận động ở bệnh nhân yếu liệt sau đột quỵ đến trễ sau 3 tháng của phác đồ phối hợp phương pháp Châm cứu cải tiến với bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang và tập vật lý trị liệu.

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu loạt trường hợp, đa trung tâm, từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2019. Có 152 bệnh nhân liệt ½ người sau đột quỵ trên 3 tháng, được điều trị và theo dõi liên tục trong 4 liệu trình (10 ngày/liệu trình) với Châm cứu cải tiến kết hợp bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang và tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân được đánh giá mức độ phục hồi vận động dựa vào thang điểm Barthel, test khéo tay, thời gian đi bộ 10m trước và sau điều trị ở các thời điểm trước, sau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày và 40 ngày

Kết quả nghiên cứu:

Sau điều trị, số bệnh nhân đạt kết quả khá và tốt theo thang điểm Barthel là 80 người (chiếm 52,6%) (p<0,001). Điểm Barthel tăng từ 41,05 ± 13,04 lên 62,40 ± 18,16 (p<0,001); số người bỏ được vòng trong test khéo tay tăng 37 người (tăng 24,3%), với số vòng bỏ được trung bình tăng từ 0,84 ± 1,77 vòng lên 5,94 ± 7,34 vòng (p<0,001); số bệnh nhân đi được 10m tăng 30 người (tăng 19,7%), với thời gian trung bình bệnh nhân đi được 10m giảm từ 77,51 ± 24,15 giây còn 38,28 ± 18,66 giây (p<0,001). Kết luận: Phối hợp Châm cứu cải tiến với bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang và vật lý trị liệu có hiệu quả cải thiện chức năng vận động trên bệnh nhân tai biến mạch máu não trên 3 tháng.

3. Nghiên cứu “Đánh giá tác dụng điều trị đột quỵ nhồi máu não sau giai đoạn cấp của bài thuốc Bổ dương ngũ hoàn thang” năm 2009 trên tạp chí Y học quân sự của tác giả Trần Bảo Long

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học quân sự

4. Chủ vị Hoàng kỳ trong bài thuốc có công dụng như thế nào?

Năm 2022, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã có nghiên cứu “Bước đầu đánh giá tình trạng sử dụng Hoàng kỳ trên bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ”:

Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá tình trạng sử dụng Hoàng kỳ trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang tất cả hồ sơ bệnh án nội trú có sử dụng vị thuốc Hoàng Kỳ từ tháng 1 năm 2021 tới tháng 2 năm 2021 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ.

Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 60±12,101 (20-89 tuổi), nam giới chiếm 58,1%, tỷ lệ nam/nữ: 1,38/1. Đa số ở độ tuổi trung niên (55-64 tuổi) chiếm 37,6%. Bệnh cảnh chủ yếu do Di chứng đột quỵ (65,7%), Thoái hóa khớp (17,2%). Các bệnh kèm theo chính là Tăng huyết áp (75,3%), Đái tháo đường type II (21,5%), RLLP máu (18,3%). Bệnh cảnh theo YHCT chủ yếu là Bán thân bất toại (64,5%), Chứng tý (18,3%). Phương dược điều trị chính là Đối chứng lập phương (46,2%) và Bổ dưỡng hoàn ngũ thang (39,9%). Liều Hoàng kỳ dùng nhiều nhất là 30g với tỉ lệ 51,6%.

Kết luận: Kết quả bước đầu khảo sát cho thấy Hoàng kỳ xuất hiện chủ yếu trong các bài thuốc đối chứng lập phương, bài thuốc cổ phương Bổ dương hoàn ngũ thang dùng trong điều trị các bệnh như Bán thân bất toại, Chứng tý, Chứng nuy…., với tác dụng chính là Bổ khí, ích khí cố vệ với liều lượng trung bình từ 10-30g.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn