Tác dụng chữa bệnh của Địa long

92 views

Địa long còn có tên gọi khác là khưu dẫn. Vị thuốc địa long từ lâu đã được ứng dụng trong y học cổ truyền.

  1. Tên khoa học: Pheretinm asiatica Michaelsen – Họ: Giun đất ( Megascolecidae)
  2. Bộ phận dùng

Toàn thân con giun đất, được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Phân giun cũng được sử dụng.

 

Cách chế biến giun đất: Bắt giun cho vào tro bếp, dùng rơm xát nhẹ hoặc rửa bằng nước bồ kết hay nước phèn chua cho sạch nhớt bên ngoài. Sau đó, cắt bỏ đầu, tuốt cho ra hết đất cát trong bụng, rồi lộn lớp da phía trong của giun ra ngoài bằng một que nhỏ. Dùng nước ấm rửa nhiều lần cho sạch, lần cuối rửa bằng nước nóng có pha ít muối, rồi đem phơi hoặc sấy khô. Có nơi, người ta không rửa bằng nước mà rửa toàn bằng rượu. Hoặc sau khi xát hết nhớt, cắt bỏ đầu và đuôi, luồn một dao nhỏ hay que nứa vào rạch bụng, banh ra, rửa sạch đất cát, tẩm rượu cho giun săn lại, rồi sấy khô.

Khi dùng, thái nhỏ, tẩm rượu gừng, sao qua, tán thành bột mịn.

  1. Tác dụng dược lý

-Tác dụng giảm sốt: Trong những sách cổ đều nhận rằng giun đất có tác dụng chữa sốt nặng (đại nhiệt). Từ năm 1914 đã có một tác giả người Nhật (Câu Khẩn) chứng minh rằng trong giun đất có chất trị sốt. Năm sau (1915) hai tác giả Nhật Bản khác (Điền Trung và Ngạch Điền) đã thí nghiệm trên súc vật và chứng minh rằng chất chữa sốt trong giun đất là lumbrilebrin. Hai tác giả Nhật Bản khác nữa (Thôn Sơn Và Thanh Sơn) lại dùng chất tan trong rượu của giun đất để thí nghiệm tác dụng giảm sốt, thì thấy chất tan trong rượu có tác dụng giảm sốt.

-Tác dụng giãn khí quản: Năm 1937 Triệu Thừa Cố, Chu Hoằng Bích và Trường Xương Thiệu đã dùng phổi chuột bạch và thỏ để thí nghiệm đã chứng minh giun đất có tác dụng làm giãn ống phổi (chi khí quản); để nhìn tác dụng giãn ống phối rõ rệt hơn, trước khi thí nghiệm tiêm vào phổi súc vật chất histamin hay pilocacpin.

-Tác dụng chống histamin: Triệu Thừa Cố và đồng sự đã từng dùng thành phần có nitơ trong giun đất tiêm vào tĩnh mạch những con vật còn sống để xem tác dụng kháng histamin của giun đất thì thấy rằng chất lấy từ giun đất có khả năng bảo vệ không chết 50% số con vật được tiêm liều độc chết của histamin.

-Tác dụng hạ huyết áp và ức chế sự co bóp của ruột non: Triệu Thừa Cố và đồng sự đã từng dùng chất có nitơ trong giun đất để thí nghiệm tác dụng hạ huyết áp và ức chế tính co bóp của ruột non và so sánh với chất adenozin thì thấy tác dụng tương tự mặc dầu tính chất hóa học không giống nhau.

-Tác dụng phá huyết (làm giảm độ dính của máu và độ ngưng tập của hồng cầu): Theo báo cáo của nhà nghiên cứu Nhật Bản Bát Bộc (1911) thì chất lumbritin có tác dụng phá huyết.

 

  1. Tính vị công năng

Theo các sách cổ, giun đất (Địa long) có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh, không độc, vào 3 kinh tỳ, vị và thận, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, chỉ suyễn, thông kinh lạc, lợi tiểu, hạ áp.

  1. Công dụng

Có tác dụng thanh nhiệt trấn kinh, lợi tiểu, giải độc. Dùng chữa bệnh nhiệt phát cuồng, ho suyễn, kinh phong mãn và cấp, bán thân bất toại, tiểu tiện khó khăn,dùng ngoài đắp mụn nhọt.

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn